top of page
  • Writer's pictureHằngg Thuu

Ý Nghĩa 4 Món Bánh Kẹo Truyền Thống Trong Ngày Lễ Giáng Sinh

Vào dịp Giáng sinh, ngoài những món quà được gói kĩ càng để chuẩn bị cho những người thân yêu thì mỗi gia đình thường chuẩn bị những món bánh kẹo như: bánh khúc cây, kẹo cây gậy,…


Đây là những món ăn ngọt ngào truyền thống được trang trí theo chủ đề giáng sinh để các gia đình có thể thưởng thức cùng nhau vào đêm Giáng sinh. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: ý nghĩa của những món bánh kẹo ấy là gì mà sao năm nào cũng cần phải chuẩn bị không? Nếu như bạn thắc mắc thì hôm nay, Quaf.vn sẽ giải đáp cho các bạn nhé!



1. Bánh khúc cây

Nhắc đến Giáng sinh, người ta thường nhắc ngay đến những chiếc bánh hình khúc cây vô cùng đặc biệt – loại bánh chỉ xuất hiện trong dịp lễ này. Loại bánh này có nguồn gốc từ đất nước Pháp xinh đẹp với cái tên cũng rất lôi cuốn “Bruche de Noel” – “khúc cây lễ Giáng sinh”.


Bánh khúc gỗ là loại bánh được lưu truyền với những câu chuyện khác nhau

Đây là chiếc bánh có nhiều “cố sự” nhất trong những tất cả những món bánh kẹo truyền thống khác mà Quaf.vn kể tới phía sau. Nào, hãy ngồi xuống, nhấm nháp một chút đồ ăn vạt, quaf.vn sẽ kể bạn nghe những câu chuyện thú vị về chiếc bánh này!


Ngày xửa ngày xưa, truyện kể rằng: vào khoảng năm 1875, thay vì để những khúc gỗ cây làm đồ trang trí thì một người thợ làm bánh đã nghĩ sáng tạo ra một chiếc bánh giống hình khúc gỗ để thay cho khúc gỗ thật. Đó chính là bánh khúc gỗ mà bây giờ chúng ta nhìn thấy.


Người ta phủ lên những họa tiết trang trí khiến bánh thêm đẹp mắt

Cũng theo một truyền thuyết khác, người ta nói: Trong ngày lễ Yule xưa, người ta phải đốt một cây gỗ lớn để nó cháy liên tục suốt 12 đêm để thể hiện tấm lòng đối với thần linh. Nếu như cây gỗ không thể kéo dài tới lúc kết thúc lễ hội thì tức là năm đó sẽ rất khó khăn. Chính vì vậy, người ta đã nghĩ ra một cách khác là làm chiếc bánh khúc gỗ để mỗi năm đều được thần linh phù hộ, gặp dữ hóa lành.


Rồi lại có người kể: Vào ngày Noel, các gia đình sẽ vào rừng chặt một khúc cây mang về để làm lễ. Các gia đình sẽ cầu nguyện khi cho khúc cây vào lò sưởi. Họ nghĩ rằng, tiếng lửa tách tách từ khúc gỗ đang cháy sẽ là thứ giúp cả gia đình tránh được quỷ dữ, thiên tai hay tai họa bất ngờ. Sau đó, khúc gỗ này được biến tấu thay thế bằng chiếc bánh khúc gỗ nhưng ý nghĩa vẫn không đổi.


Chiếc bánh mang ý nghĩa cầu mong sự bình an đến với mọi gia đình

Tuy nhiên, dù có bao nhiêu truyền thuyết về chiếc bánh đi chăng nữa thì vẫn mang ý nghĩa chung đó là: cầu mong sự yên bình, hạnh phúc, tránh khỏi tai họa vẫn gắn liền trong các truyền thuyết.


Ngày nay, để làm chiếc bánh trở nên đẹp đẽ và sinh động hơn, những người thợ làm bánh thường phủ lên chiếc bánh một lớp bột hoặc đường xay mịn làm tuyết. Sau đó, họ trang trí thêm những hình ảnh như cây thông mini, ông già tuyết, thảm cỏ, hoa quả,… bên cạnh để cho chiếc bánh trông thu hút hơn.


2. Kẹo cây gậy

Đi liền với bánh khúc gỗ chính là kẹo cây gậy màu đỏ trắng quen thuộc với mỗi người. Chẳng biết loại kẹo này xuất hiện từ bao giờ, người ta chỉ biết rằng mỗi khi đến Giáng sinh là phải “sắm” những cây kẹo này về - đó chính là thói quen được truyền lại qua rất nhiều đời.


Có một sự thật: chiếc kẹo ban đầu chỉ có duy nhất một màu trắng

Thế hệ trẻ bây giờ thường nghe những người đi trước kể rằng, ngày xưa cây kẹo này không phải có hai màu đỏ - trắng như bây giờ mà chỉ duy nhất một màu đỏ mà thôi. Không chỉ vậy, cây gậy ngày xưa cũng chỉ được làm theo hình thẳng đứng thôi chứ không được uốn cong một đầu như vây giờ.


Hiện nay, chiếc kẹo được làm với hai dải màu đỏ - trắng xoắn vào nhau theo hình vòng cung (hình xoắn ốc) kéo dài, có vị bạc hà thanh mát xen lẫn trong vị ngọt ngào của kẹo. Một đầu của cây kẹo được uốn cong giống hình cây gậy và được bọc trong giấy gói trong suốt vô cùng bắt mắt.


Kẹo cây dậy truyền thống phải có vị bạc hà thơm mát

Các bạn có để ý rằng, nếu như đảo ngược cây kẹo thì cây kẹo sẽ trở thành chữ J trong bảng chữ cái tiếng anh không? Đó cũng là chữ cái đầu trong Jesus – tên của Đức Chúa trời trong Thiên chúa giáo.


Có lẽ chính vì lí do đấy mà những thế hệ đi trước quan niệm: chiếc kẹo phải thật cứng để thể hiện ý chí, quyết tâm không đổi cùng nền tảng vững chắc không thể lay chuyển của Đức Chúa trời. Màu trắng tượng trưng cho sự trinh trắng – trong sáng của Đức Chúa và màu đỏ tượng trưng cho những giọt máu rơi xuống của Đức Chúa. Có lẽ các bạn cũng không thể ngờ được cây kẹo bé nhỏ ấy lại mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng đến vậy, phải không nào?


3. Bánh quy gừng

Các bạn có nhớ câu chuyện “Hansel và Gretel” trong truyện cổ Grimm không? Câu chuyện kể về anh trai và em gái bị bỏ lại trong rừng, lạc vào ngôi nhà bánh kẹo của mụ phù thủy và cố gắng trốn chạy khỏi sự truy bắt của mụ phù thủy. Câu chuyện này đã tạo nguồn cảm hứng cho các thợ làm bánh để họ sáng tạo ra những chiếc bánh quy gừng đầy ngọt ngào lẫn cay nồng hình ngôi nhà, tái hiện lại khung cảnh câu chuyện cổ tích ấy.


Khi câu chuyện xuất hiện, các thợ làm bánh đã làm ngôi nhà bánh quy gừng để mô phỏng lại

Thực tế, chẳng ai biết rõ loại bánh này ra đời từ khi nào, chỉ biết đây là món bánh được sáng tạo ra từ rất rất lâu rồi. Loại bánh này ban đầu chỉ là món bánh được dùng cho tầng lớp quý tộc. Nhưng theo thời gian, món bánh trở nên phổ biến hơn, nó xuất hiện ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc.


Khi Giáng sinh đến, món bánh này lại trở nên đặc biệt hơn bởi nó được tạo ra với muôn vàn hình dạng, hình thù khác nhau cùng cách trang trí độc đáo khiến người ta thích ngay từ lần đầu nhìn thấy.


Bánh quy gừng được tạo thành nhiều hình thù khác nhau theo chủ đề Giáng sinh

Bởi vì có vị gừng nên khi thưởng thức, người ta sẽ thấy có một sự cay nhẹ hòa lẫn trong sự ngọt ngào của chiếc bánh. Chỉ sau một lúc, người ăn sẽ thấy ấm lên trông thấy nên vào mùa lạnh, loại bánh này thật sự vô cùng cần thiết với mỗi người. Vào Giáng sinh, người ta thường tặng những chiếc bánh quy gừng này cho nhau để thể hiện tình cảm và trao cho nhau những sự ấm áp.


4. Pavlova

Được mệnh là món bánh bồng bềnh và mềm nhẹ như đám mây, cái tên Pavlova này được đặt theo tên của vũ công ballet người Nga để chúc mừng, vinh danh cô. Theo lời kể, Pavlova ban đầu không được chọn vì cổ chân quá mảnh, không thích hợp để học ballet. Nhưng vì đam mê và quyết tâm khổ luyện hàng ngày, cô gái ấy đã trở thành một vũ công ballet xuất sắc, có chuyến đi lưu diễn riêng qua nhiều nơi trên thế giới.


Pavlova được mệnh danh là loài bánh mây bởi sự bồng bềnh của nó

Đây là món ăn được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ ở hai nước Úc và New Zealand, đặc biệt là vào dịp Giáng sinh. Món bánh ngọt này được coi là một trong những món ăn truyền thống trong lễ Giáng sinh ở hai nước cùng với các món ăn đặc biệt khác.


Người ta thường trang trí hoa quả họ dâu lên bánh để hợp với không khí Giáng sinh

Vào lễ Giáng sinh, chiếc bánh sẽ được trang trí theo tông màu chủ đạo là đỏ và trắng sao cho phù hợp với ngày lễ. Họ thường dùng những loại hoa quả màu đỏ như dâu tây, lựu,… để trang trí lên chiếc bánh mây này. Vị chua của dâu tây sẽ hòa cùng vị ngọt của chiếc bánh tạo nên hương vị tuyệt hảo, khiến người ta khó có thể dừng việc thưởng thức lại.


Trên đây là ý nghĩa những món bánh truyền thống phổ biến nhất mỗi dịp Giáng sinh đến. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những cái nhìn mới mẻ hơn cho những lại bánh kẹo này!


Chúc các bạn một lễ Giáng sinh an lành ! Merry Chirstmas!!


>> Xem thêm các mẫu bánh kẹo Giáng Sinh tại Shopee:



1,710 views0 comments
bottom of page